Tác giả: minhnhat2018@0302

BĂN KHOĂN CÓ NÊN MUA TÚI LOUIS VUITTON KEEPALL? HÃY ĐỌC BÀI REVIEW NÀY

Một mẫu Louis Vuitton Keepall trong BST Thu Đông 2020 cho nam của Virgil Abloh

 

Louis Vuitton vốn là thương hiệu làm rương du lịch. Vì vậy, cá nhân tôi rất tin vào chất lượng của dòng sản phẩm du lịch mà hãng sản xuất – nếu chọn đúng. Trong số các dòng vali, balo của Louis Vuitton, nổi bật là dòng túi duffle Keepall.

Giám đốc sáng tạo mảng thời trang nam của Louis Vuitton, Virgil Abloh vô cùng yêu thích thiết kế này. Dưới thời kỳ tại vị của anh, hàng loạt mẫu Keepall mới được ra mắt, sử dụng nhiều chất liệu đa năng và màu sắc bắt mắt. Không chỉ có chất liệu Monogram Canvas hay Monogram Damier cổ điển, túi Keepall còn có phiên bản da thuộc Epi, hay thậm chí là da thuộc exotic như da đà điểu.

Liệu đây có phải là chiếc túi hợp với nhu cầu của bạn? Hãy cùng Harper’s Bazaar review dòng túi Louis Vuitton Keepall.

Sự ra đời của túi duffle Louis Vuitton Keepall

Chiếc túi của đam mê du lịch. Ảnh: Chiến dịch quảng cáo Louis Vuitton – The Spirit of Travel

Mẫu túi cổ điển này lần đầu tiên được sáng chế năm 1924! Như vậy, Keepall là một trong những dòng túi lâu đời nhất của Louis Vuitton, với tuổi đời cả một thế kỷ.

Gaston Vuitton, cháu trai nhà sáng lập Louis Vuitton, đã thiết kế nên dòng túi Keepall. Ý tưởng của ông là tạo nên một sản phẩm tiện cho những buổi đi chơi cuối tuần. Làm từ canvas nên có thể nhét vào các khoang tàu hay cốp xe hình hài không vuông vắn. Đủ to để đựng những vật phẩm cá nhân, nhưng không quá nặng để khó mang theo mình như các mẫu rương cổ truyền.

Ngay khi vừa được giới thiệu, mẫu Keepall đã trở thành một best-seller của Louis Vuitton. Năm 1930, thương hiệu Pháp thiết kế nên mẫu túi Speedy dựa trên hình dáng của dòng Keepall – một phiên bản nhỏ gọn hơn cho phái nữ. Điều này đủ cho thấy cơn sốt Keepall thời đầu thế kỷ 20.

Hiểu về cấu trúc chiếc túi

Dòng túi Keepall tượng trưng cho tinh thần của những chuyến du ngoạn hiện đại: nhanh và gọn nhẹ. Dù được liệt kê là một mẫu túi cho phái mạnh, nhưng phom dáng của nó lại unisex phù hợp cho cả hai phái. Cộng với việc được làm từ chất liệu canvas dễ bảo quản lại khó hư, nên dòng túi này mới trở nên cực thịnh.

Về mặt cấu trúc, nó là sự hoà hợp của rương du lịch và túi xách đeo vai. Cấu trúc này biến chiếc túi thành một sản phẩm được ưa thích cho chuyến đi ngắn ngày, mang lên máy bay, hay mang theo gym đi tập thể dục.

• Bên trong không có ngăn. Bạn có thể thoải mái xếp đồ to nhỏ lớn bé vì không bị vách ngăn che chắn. Đủ to để xếp giày dép, dụng cụ thể thao, thậm chí là sách vở.

• Khóa kéo: Miệng túi được đóng lại bởi dây khóa kéo mạ vàng. Đi kèm là ổ khóa để bảo vệ an ninh cho tư trang. Một bên có luggage tag để bạn điền thông tin liên lạc, nếu có để lạc túi xách.

• Quai ngắn: Các mẫu Keepall luôn có quai cầm như túi xách. Chất liệu là da thuộc vachetta, một biểu tượng quen thuộc của Louis Vuitton.

• Quai dài: Đây là đặc điểm làm nên sự khác biệt giữa các dòng Keepall của Louis Vuitton. Nếu túi có quai đeo dài chéo người, nó sẽ là mẫu Keepall Bandoulière. Không có quai đeo chéo người, thì nó chỉ đơn giản là Keepall. Bandoulière, trong tiếng Pháp, có nghĩa là dây đeo.

Nên mua Keepall thường hay Keepall Bandoulière?

Chiếc Keepall Bandoulière trong BST LV² mà Louis Vuitton bắt tay cùng Nigo. Nhìn kỹ, bạn sẽ thấy dây đeo có một tấm da thuộc vachetta to bản ngay phần tiếp nối với vai.

Mẫu Keepall Bandoulière có phần móc được Louis Vuitton cường hóa, để chịu được sức nặng của đồ đạc đặt bên trong. Còn mẫu Keepall thường thì không có phần móc này. Bạn không thể mua một mẫu Keepall thường rồi đặt mua thêm dây đeo chéo vai về sau này.

Cá nhân tôi thích phiên bản Keepall Bandoulière hơn. Vì phần quai đeo chéo người này rất tiện khi đi du lịch. Thích thì có thể tháo quai đeo cất đi. Khi cần tân trang túi, bạn có thể mua một chiếc quai đeo mới để thay thế.

Thiết kế quai đeo của mẫu Keepall Bandoulière cũng rất cao cấp. Quai đeo bản dày dặn. Phần tiếp cận với vai được gắn thêm một lớp da to bản hơn, tránh cứa vào vai người đeo.

Tất tần tật về túi Louis Vuitton Keepall

1. Kích cỡ

Dòng Keepall có bốn kích cỡ: 45, 50, 55 và 60*. Những con số này miêu tả độ dài của chiếc túi bằng cm. Như vậy, túi Keepall 45 có nghĩa là chiếc túi dài 45cm. Cũng lưu ý rằng, mẫu Keepall 55 là kích thước lớn nhất bạn có thể mang theo khi lên máy bay. Còn nếu bạn chỉ muốn một chiếc túi duffle đựng đồ thể thao, nên chọn mẫu 60 để có thể đặt giày tập gym, quần áo thay, khăn lông…

*Vui vui: Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng dòng túi “chị em” của Keepall, Speedy, cũng được quy chuẩn kích thước theo những con số tương tự. Dòng Speedy có bốn size, 25, 30, 35 và 40. Rồi Keepall nối tiếp với 45 trở đi.

So sánh kích thước của bốn kích cỡ Louis Vuitton Keepall. Ảnh: Xupes

Và khi đeo trên người. Ảnh: Bragmybag

Túi Keepall/Keepall Bandoulière 45. Kích cỡ: 45 x 27 x 20 cm

Túi Keepall/Keepall Bandoulière 50. Kích cỡ: 50 x 29 x 22 cm

Túi Keepall/Keepall Bandoulière 55. Kích cỡ: 55 x 30 x 24 cm

Túi Keepall/Keepall Bandoulière 60. Kích cỡ: 60 x 33 x 26 cm

2. Chất liệu

Là một thiết kế dành cho du lịch, Louis Vuitton ưu tiên dùng các chất liệu nhẹ cho mẫu Keepall. Chất liệu truyền thống là canvas. Chất liệu này dễ lau chùi, chống bám bụi bẩn. Yếu điểm là dễ bị khứa, trầy xước khi tiếp xúc với các góc cạnh sắc nhọn.

Dưới thời kỳ của Virgil Abloh, dòng Keepall còn được bổ sung nhiều chất liệu mới lạ hơn. Ví dụ phiên bản xuyên thấu làm bằng mesh nylon. Hay mẫu làm từ da thuộc, da exotic. Những mẫu này thường là phiên bản giới hạn, đáng giá về mặt đầu tư hơn là sử dụng hàng ngày. Harper’s Bazaar sẽ thảo luận thêm về trị giá đầu tư ở mục cuối của bài viết này.

>>> Xem thêm: BẠN ĐÃ HIỂU HẾT VỀ CÁC HỌA TIẾT KINH ĐIỂN CỦA LOUIS VUITTON?

3. Ưu điểm

  • Mẫu Louis Vuitton Keepall là một lựa chọn tốt để thay thế túi tote cho những chuyến du lịch. Vì chiếc túi duffle này có khóa kéo đóng miệng, tránh rơi vãi tư trang như túi tote.
  • Khóa kéo đóng miệng túi Keepall được Louis Vuitton đặt mua từ nhà sản xuất Riri. Thương hiệu này được mệnh danh là “Rolls Royce của giới khóa kéo”. Với những dây khóa kéo sản xuất tại Thụy Sỹ, bạn không lo chiếc túi của mình bị trật đường rày. Đồng thời thao tác đóng, mở miệng túi mượt và không ồn.
  • Chất liệu canvas nhẹ, dễ cầm nắm khi di chuyển, lại rất bền. Thị trường second-hand có hàng loạt mẫu duffle cũ từ những thập niên 1980, 1990, vẫn còn khá nguyên vẹn. Điều này chứng tỏ sức bền và chất lượng của sản phẩm này. Sắm sửa một chiếc Keepall và bạn sẽ không cần đầu tư mua thêm những mẫu túi mới trong một thời gian dài.

4. Nhược điểm

  • Tuy mẫu Louis Vuitton Keepall là chiếc túi du lịch, bạn hãy nhớ rằng nó vẫn là một vật phẩm xa xỉ. Chỉ nên dùng nó để mang theo mình, trong khoang cabin. Bạn không nên ký gửi chiếc túi này! Ngoài ra, hình hài của chiếc Keepall cũng dễ bị các đối tượng không lành mạnh tia ngắm trong khâu vận chuyển.
  • Cố gắng tránh đặt túi xuống sàn nhà. Mẫu Keepall không có chân, đáy lại hơi mềm, nên sẽ dễ bị xước khi đặt trực tiếp xuống sàn đá không bằng phẳng. Bạn ưu tiên chỉ đặt túi lên bệ phủ vải, nỉ, hay sàn thảm.

Nhà thiết kế và doanh nhân Ý Chiara Ferragni với bộ túi du lịch monogram Louis Vuitton. Ảnh: Shutterstock

Giá trị đầu tư của dòng Louis Vuitton Keepall

Khi nói về giá trị đầu tư của một chiếc túi, chúng ta có hai kiểu đầu tư khác nhau.

Một, là những người sử dụng bình thường. Họ mua một chiếc túi xách, sử dụng vài năm. Sau đó khi chán, hoặc không cần nữa, thì tìm cách bán sang tay lại. Lúc này, chiếc túi đã qua sử dụng, nên sẽ có mức giá thấp hơn giá mua ban đầu.

Hai, là các nhà sưu tầm và tay chơi túi xách cao cấp. Họ tìm mua những mẫu lạ nhất; có thể là các mẫu làm bằng da thú quý hiếm, hoặc phiên bản giới hạn khó tìm thấy trên thị trường. Sau đó, họ sẽ bán đấu giá mẫu túi quý hiếm của mình. Lúc này, chiếc túi có thể mang lại trị giá gấp đôi, gấp ba, hoặc thậm chí hơn thế nữa.

Louis Vuitton sản xuất hai kiểu túi duffle Keepall khác nhau để thỏa mãn cả hai giá trị đầu tư này.

Một mẫu Keepall Bandoulière sử dụng họa tiết Damier, với lối chơi màu neon mới lạ. Ảnh: BST Louis Vuitton Men Xuân Hè 2021

Dòng sử dụng hàng ngày làm từ canvas, do lâu bền, nên khi bán sang tay không mất giá quá nhiều. Điểm duy nhất bạn cần lưu ý là phần quai bằng da thuộc vachetta. Tránh để phần quai da thuộc này bị ngả màu không đồng đều, chỗ thẫm chỗ sáng, để giữ giá trị chuyển nhượng cao hơn trên thị trường second-hand, vintage.

>>> Xem thêm: 3 BƯỚC BẢO QUẢN TÚI LOUIS VUITTON CHỐNG Ố MÀU DA THUỘC VACHETTA

Dòng phiên bản giới hạn là những mẫu bạn nên mua để đầu tư lâu dài. Louis Vuitton từng ra mắt mẫu Keepall đặc biệt bắt tay cùng The Supreme, Takashi Murakami, Chapman Brothers. Hay những dòng số lượng sản xuất ít, ví dụ Escale mùa Hè 2020 hay dòng đám mây mùa Thu Đông 2020. Những mẫu này đang được bán chuyển nhượng trên các website như StockX hay The RealReal ở mức giá cao khó tin.

BST Escale Hè 2020

Mẫu Keepall thuộc BST phiên bản giới hạn Louis Vuitton x The Supreme

Chiếc túi Keepall Bandoulière bằng da đà điểu thuộc BST Louis Vuitton Men Xuân Hè 2021 trình làng tại Thượng Hải

BÍ QUYẾT BẢO QUẢN TÚI XÁCH HÀNG HIỆU HERMES, LOUIS VUITTON…

BÍ QUYẾT BẢO QUẢN TÚI XÁCH HÀNG HIỆU HERMES, LOUIS VUITTON…

Sở hữu một chiếc túi xách hàng hiệu là mong ước của hàng triệu cô gái, đó không chỉ là phụ kiện sử dụng hàng ngày mà còn giúp bạn thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp. Vậy nếu bạn đã có trong tay một chiếc túi xách như vậy, hay bảo quản theo những cách thức dưới đây để chúng luôn được bền đẹp và bóng như mới

Túi da là một món đồ hiệu cực xa xỉ được sản xuất bởi tay những nghệ nhân tài hoa bậc nhất thuộc những thương hiệu thời trang danh giá. Túi được làm thủ công và có giá trị trên trời, đặc biệt những chiếc túi có phiên bản giới hạn hay những chiếc túi Hermes hiếm có và thường không có sẵn thì mức giá của những chiếc túi ấy là không tưởng.

Bên cạnh đó, đóng góp nên giá trị của những chiếc túi xách chính là chất liệu làm nên chúng. Những loại túi xách hàng hiệu thường được làm từ da thật của các loài động vật quý hiếm: cá sấu, đà điểu, thằn lằn… Đẹp, quý và giá trị thật đấy, nhưng những loại da này rất dễ bị ẩm mốc, hư hại do tác động của môi trường và thời tiết. Nếu như không giữ gìn và bảo quản đúng cách, chiếc túi yêu quý của bạn sẽ rất dễ bị ẩm bốc hoặc xuống màu, bạn sẽ mất thời gian mang chúng đi bảo dưỡng, hoặc nếu không may chiếc túi ấy sẽ không thể trở về trạng thái và màu sắc như ban đầu được nữa. Có thể nói, sở hữu chiếc túi xách giá trị như vậy là rất khó và bảo quản chiếc túi ấy cũng không phải là điều dễ dàng.

Hiểu rõ về chất liệu da làm nên túi xách của bạn

Mỗi loại da đều có những đặc tính riêng, do đó cũng cần có những cách bảo quản phù hợp. Hiểu rõ về chất liệu da làm nên chiếc túi hay đôi giày bạn thích chính là bước đầu tiên để bảo quản chúng đúng cách.

Phần lớn da trước khi được mang đi làm túi đều được thuộc bằng quy trình tự nhiên là sử dụng thực vật kết hợp với Tannin, da thuộc theo phương pháp này thường dễ bị xuống màu và co lại khi nhúng vào nước. Da thuộc bằng phương pháp Chrome sẽ chống nước tốt hơn và có màu xám ngả màu thép. Da sần Full grain là da thuộc nguyên bản, chưa qua gia công để giữ nguyên thớ da sần sùi tự nhiên. Da sần Top grain là da đã được đánh bóng bề mặt trên cùng, sau đó những thớ da giả được dập lên trên để đảm bảo tính đồng đều của các thớ da.

Những chiếc túi da cá sấu của Hermes được chế từ lớp da phần bụng loài cá sấu nước mặn Porosus – một trong những động vật có giá trị kinh tế cao nhất hiện nay. Tuy vậy, da cá sấu rất dễ bị hỏng khi thấm nước và tốt nhất nên được bảo quản bởi các chuyên gia.

Những chiếc túi da cá sấu của Hermes được chế từ lớp da phần bụng loài cá sấu nước mặn Porosus. Tuy nhiên, da cá sấu rất dễ bị hỏng khi thấm nước và tốt nhất nên được bảo quản bởi các chuyên gia.

Lau chùi, làm sạch túi da

Hãy làm sạch túi da bằng một thiết bị làm sạch chuyên dụng chỉ dành cho túi da.

Hầu hết các thương hiệu lớn đều có địa chỉ bảo dưỡng hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc túi xách tại nhà. Hãy liên hệ khi bạn cần làm sạch chiếc túi xách hàng hiệu của mình.

Với phần khóa hoặc dây xích kim loại, nếu không được làm sạch đúng cách rất dễ bị xỉn màu, trầy xước hoặc hoen gỉ

Hoặc đơn giản hơn khi chiếc túi không bụi bẩn lắm, bạn có thể nhẹ nhàng lau chiếc túi bằng một miếng vải khô mềm để loại bỏ bụi bám bên ngoài. Công việc này không mất quá nhiều thời gian nhưng góp phần đáng kể trong việc bảo quản và kéo dài tuổi thọ của một chiếc túi.

Bảo dưỡng đúng cách

Bí quyết bảo quản túi xách hàng hiệu Hermes, Louis Vuitton….

Túi da sau một thời gian sử dụng đồng thời tiếp xúc với môi trường bên ngoài rất dễ bị cứng lại, nên việc giữ cho chiếc túi luôn mềm mại, đúng form dáng là rất cần thiết. Để ngăn ngừa da bong tróc hoặc nhăn nhúm, bạn nên nhỏ một ít dầu dưỡng chuyên dụng lên khăn mềm và nhẹ nhàng lau khắp bề mặt túi

Có thể dùng dầu chồn (mink oil) hoặc dầu neatsfool (neatfool oil) đều được, vì chúng khá tương đồng với loại dầu từ nhiên trên da, có thể tăng cường lượng dầu tự nhiên đang dần bay đi của chiếc túi. Sau khi thoa, để khoảng 10 phút rồi lau đi lớp dầu thừa. Để da khô tự nhiên trong phòng thoáng khí.

Bảo quản đồ trước thời tiết

Da là loại chất liệu thẩm thấu và có thể bị tàn phá rất nhanh khi bị thấm nước nên hãy đảm bảo không để chiếc túi của bạn bị dính nước quá lâu. Bạn có thể sử dụng kem sáp ong bôi lên túi để tạo thành một lớp màng chống thấm nước tạm thời. Tuy nhiên, sáp ong có thể làm chuyển màu chiếc túi da được nhuộm của bạn, nên hãy thử vào một góc túi để đảm bảo trước khi dùng lên toàn bộ túi

Cất giữ túi da đúng cách

Đối với một chiếc túi xách hàng hiệu, bạn không nên sử dụng chúng thường xuyên. Đặc biệt, sau khi sử dụng bạn nên cất túi vào bên trong túi dustbag luôn đi kèm khi mua tại cửa hiệu và đặt trong hộp với những gói hút ẩm.

Nên cất túi xách của bạn vào túi vải và hộp giấy đi kèm cùng với vài gói gel hút ẩm

Để giữ được form dáng, bạn nên dựng đứng chiếc túi hoặc nhét thật nhiều giấy PVP – loại giấy mềm và dai vào bên trong để giữ dáng túi không bị méo, bẹp. Không nên sử dụng giấy báo phòng trường hợp lớp da túi sẽ bị ố vàng.

Thỉnh thoảng, bạn cũng cần đưa chiếc túi ra ngoài để kiểm tra và ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc.

Nếu chiếc túi của bạn không may bị dính nước, hãy để chúng khô tự nhiên. Đặc biệt, không nên sử dụng máy sấy tóc hay các thiết bị làm khô nhanh khác, hơi nóng từ máy sấy tóc sẽ làm lớp da bị co lại hoặc trở nên nhăn nhúm.

Đừng để túi xách da cọ xát quá nhiều với quần jeans nếu không muốn nó bị đổi màu. Nếu trường hợp đó xảy ra, hãy nhanh chóng mang nó đến cửa hàng bảo dưỡng chứ không nên tự xử lý tại nhà, nếu không may, bạn sẽ làm nó tồi tệ hơn.

👉Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Louis Vuitton đắt giá nhất thế giới

👉♥️  Mời các Bạn cùng tìm hiểu cùng Louis Kimmi Store nhé :

Cùng tìm hiểu sự ra đời, quá trình phát triển và chinh phục thế giới của Louis Vuitton –một thương hiệu đắt giá nhất thế giới đã trở thành huyền thoại với logo chữ lồng LV đặc trưng.

Nhà sáng lập thương hiệu Louis Vuitton

Louis Vuitton (4/8/1821 – 27/3/1892) nhà sáng lập công ty cùng tên, sinh tại Jura, Pháp (giờ thuộc Lavans-sur-Valouse). Vào năm 1835, ông đi bộ từ Jura đến Paris. Suốt chuyến hành trình dài hơn 400km, ông làm đủ mọi nghề nhỏ nhặt từ người thợ đóng hòm cho đến người quản gia xuất chúng để chi trả chi phí. Suốt quá trình trải nghiệm, ông tích lũy được những kiến thức chuyên ngành, hiểu rõ điều gì tạo nên chiếc túi xách du lịch chất lượng tốt. Chính từ đó ông bắt đầu tự thiết kế túi xách cho mình, tạo lập nên nền tảng của thương hiệuLouis Vuitton.

Ý nghĩa logo thương hiệu LV

Năm 1857, công ty tham gia triển lãm quốc tế ở Paris. Để chống nạn làm giả các sản phẩm của mình, Vuitton thay đổi thiết kế Trianon sang dạng sọc màu beige và nâu vào năm 1876. Năm 1885, công ty mở cửa hàng đầu tiên ở London trên đường Oxford. Do các mẫu thiết kế vẫn tiếp tục bị làm giả nên Vuitton đã tạo ra hoa văn có họa tiết bàn cờ (Damier) bao quanh dòng chữ “marque L. Vuitton déposée” (nghĩa là Louis Vuitton đã đăng ký thương hiệu). Năm 1982, Louis Vuitton qua đời và việc quản lý công ty được trao lại cho con trai của ông, Georges Vuitton.

Logo chữ lồng LV do Georges Vuitton sáng tạo. Ông đã cho in hai chữ cái đầu của tên cha ông – người sáng lập ra thương hiệu này lên sản phẩm dưới hình nền canvas. Logo được giới thiệu đầu tiên vào năm 1896.

Hình dáng logo LV lấy cảm hứng từ một loài hoa của Nhật Bản. Nó được tạo ra để chống lại nạn làm hàng nhái sản phẩm của công ty. Ngày nay, logo được xem như biểu tượng của sự xa hoa, hào nhoáng và đam mê.

Thương hiệu Louis Vuitton qua các thời kỳ

Thời kỳ Louis Vuitton sáng lập và điều hành

Được thành lập từ năm 1854 tại Pháp, thương hiệu của hãng thời trang này được mang tên của chính người sáng lập – Louis Vuitton. Tuy nhiên, vào thời điểm mới bắt đầu có mặt trên thị trường, LV authentic chưa hẳn là một thương hiệu thời trang. Lịch sử thương hiệu LV bắt đầu từ khi ông Louis Vuitton khởi nghiệp là một thợ đóng rương hòm, sau đó mở xưởng riêng.

Tất cả các sản phẩm rương hòm mà ông thực hiện đều có họa tiết chữ LV lồng vào nhau và hình ảnh hoa bốn thùy trên nền da hoặc chất liệu vải canvas thượng hạng. Những chiếc rương hình chữ nhật ấn tượng này còn có thể nổi trên mặt nước vì được làm từ vải canvas Trianon, nhẹ và rất kín. Năm 1858, rương Louis Vuitton đã tạo ra một cuộc cách mạng cho ngành phụ kiện du lịch.

Năm 1876, để chống nạn làm giả các sản phẩm của mình, Louis Vuitton đã thay đổi thiết kế Trianon sang dạng sọc màu beige và nâu. Đến ăm 1885, lịch sử thương hiệu LV được đánh dấu một bước ngoặt bằng việc mở cửa hàng đầu tiên ở London trên đường Oxford.

Các mẫu thiết kế đẳng cấp của LV auth vẫn tiếp tục bị làm giả. Vì vậy, Louis Vuitton đã tạo ra hoa văn có họa tiết bàn cờ (Damier) bao quanh dòng chữ “marque L. Vuitton déposée”.Từ này có nghĩa là Louis Vuitton đã đăng ký thương hiệu.

Năm 1892, Louis Vuitton qua đời. Việc quản lý công ty được trao lại cho con trai của ông là Georges Vuitton.

Thời kỳ điều hành bởi Georges Vuitton

Sau khi cha qua đời, Georges Vuitton bắt đầu chiến dịch đưa công ty ra thị trường toàn cầu, tổ chức triển lãm các sản phẩm của LV tại Hội chợ Thế giới Chicago vào năm 1893. Năm 1896, công ty quảng bá và lấy bằng sáng chế quốc tế cho huyền thoại Monogram Canvas. Đó được coi là một nỗ lực thành công trong việc ngăn chặn sản phẩm nhái thương hiệu. Cùng năm đó, Georges dừng chân tại Mỹ trong tour hành trình tới New York, Philadelphia và Chicago để quảng bá sản phẩm. Năm 1901, LV tung ra sản phẩm Steamer bag – một mẫu túi xách cầm tay được thiết kế để bên trong túi xách du lịch của Vuitton.

Năm 1930, tòa nhà của Louis Vuitton chính thức mở cửa tại Champs-Elysees – là cửa hiệu bán sản phẩm du lịch lớn nhất thế giới tại thời điểm đó. Các cửa hiệu khác cũng được khai trương tại New York, Bombay, Washington, D.C., London, Alexandria, và Buenos Aires khi Chiến tranh thế giới lần I bắt đầu. Sau đó, túi Keepall được ra mắt.

Trong năm 1932, LV tung ra túi Noé – loại túi ban đầu được làm để phục vụ nhu cầu vận chuyển của người buôn rượu. Rất nhanh sau đó, túi Speedy đã được LV giới thiệu (cả hai sản phẩm này đều được sản xuất đến ngày nay). Năm 1936, Georges Vuitton qua đời, để lại quyền quản lý cho con trai ông – Gaston-Louis Vuitton. (Tham khảo tại: Wikipedia  )

Louis Vuitton trong và sau chiến tranh thế giới lần 2

Trong suốt Thế chiến lần II, Louis Vuitton đã hợp tác với Đức quốc xã trong suốt thời gian Đức chiếm đóng Pháp. Gia đình Vuitton đã thành lập một nhà máy sản xuất riêng những sản phẩm tôn vinh Pétain, thủ tướng chính quyền bù nhìn Pháp trong Thế chiến thứ II, trong đó có hơn 2.500 tượng bán thân.

Trong thời kỳ hiệu chiến (1945 -2000) Louis Vuitton bắt đầu kết hợp sử dụng chất liệu da trong hầu hết các sản phẩm của công ty, từ ví nhỏ cho đến va-li. Để mở rộng dòng sản phẩm, vào năm 1959 công ty đã sửa hoa văn Monogram Canvas mềm mại hơn để các họa tiết đặc trưng này của LV có thể được sử dụng trên các sản phẩm nhỏ như ví, túi.

Năm 1978, thượng hiệu này mở các cửa hàng đầu tiên ở Tokyo và Osaka, Nhật Bản. Sau đó Louis Vuitton mở rộng thị trường ở châu Á với các cửa hàng ở Đài Bắc, Đài Loan, năm 1983 và Seoul, Hàn Quốc, một năm sau đó.

Năm 1987 chứng kiến sự ra đời của LVMH, Moët et Chandon và Hennessy, lần lượt dẫn đầu thương hiệu Sâm panh và Brandy, sáp nhập với Louis tạo nên dòng thương hiệu hàng cao cấp. Tính đến 1989, Louis Vuitton vận hành 130 cửa hiệu trên toàn thế giới. Bước vào những năm 90, Yves Carcelle trở thành chủ tịch của LV. Năm 1992, thương hiệu LV đặt chân đến Trung Quốc tại khách sạn Palace, Bắc Kinh. 1996, lễ kỷ niệm 100 năm dòng Monogram Cavas được tổ chức tại 7 nước trên thế giới.

Sau khi giới thiệu bộ sưu tập bút năm 1997, Marc Jacobs được mời làm Giám đốc nghệ thuật của LV (1998). Sự kiện cuối cùng của Louis Vuitton trong thế kỷ 20 là sự ra đời của dòng sản phẩm monogram (1999), mở cửa hàng đầu tiên tại châu Phi (2000) cuối cùng là phiên đấu giá tại Liên hoan Phim Quốc tế tại Venezia, Ý.

Các mốc thời gian quan trọng của Louis Vuitton từ năm 2000 đến nay

Năm 2001: Stephen Sprouse, cộng tác cùng Marc Jacobs cho ra dòng sản phẩm túi Louis số lượng có hạn với mẫu chữ graffiti lồng vào nhau. Jacobs cũng tung ra bộ vòng tay – bộ sưu tập trang sức đầu tiên của LV trong cùng năm đó.

Năm 2002: tòa nhà LV tại Tokyo chính thức khai trương.

Năm 2003: cửa hiệu tại Moskva (Nga) và New Delhi (Ấn Độ) mở cửa.

Năm 2004: Louis Vuitton kỷ niệm sinh nhật lần thứ 150 trên khắp thế giới. Trong năm này, LV tuyên dương các cửa hiệu tại New York, Sao Paulo và Johannesburg, mở cửa hàng đầu tiêu tại Thượng Hải.

Năm 2005: Cửa hàng Champs-Élysées của Louis Vuitton mở trở lại (từng nổi danh là cửa hàng LV lớn nhất thế giới) và tung ra bộ sưu tập đồng hồ Speedy

Năm 2006: LV khánh thành Espace Louis Vuitton và xuất bản sách “Louis Vuitton Icons”

Năm 2010: LV khai trương cửa hàng được xem là cao cấp nhất London.

Đầu năm 2011: LV thuê Kim Jones làm giám đốc thời trang may sẵn dành cho nam giới. Tháng 9 cùng năm, LV khai trương cửa hàng đầu tiên ở Singapore. Đây là cửa hàng đầu tiên của LV tại Đông Nam Á.

Tháng 9–2013: công ty mời Darren Spaziani làm giám đốc mảng phụ kiện. Đối với mảng thời trang nữ, tháng 11–2013, Nicolas Ghesquière chính thức thay thế Marc Jacobs đảm nhiệm vị trí giám đốc nghệ thuật.

Năm 2018: Louis Vuitton tách biệt hai mảng thời trang nam nữ. Nhà thiết kế streetwear Virgil Abloh được mời đảm nhận vị trí giám đốc sáng tạo dòng thời trang nam. Nicolas Ghesquière tiếp tục đảm nhận dòng thời trang nữ.

Tại Việt Nam, Louis Vuitton đã có hai cửa hàng đại lý tại Hà Nội (năm 1997) và Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2007)

Các dòng sản phẩm nổi bật của thương hiệu Louis Vuitton

Louis Vuitton Voyaga MM Monogram Eclipse Canvas Clutch

Với vốn sống dồi dào, từng trải và đi nhiều, Louis Vuitton nhận thấy những chiếc rương Osilite của hãng H.J. Cave có thể chồng lên nhau dễ dàng. Năm 1848, ông đã phát triển những chiếc rương phẳng với chất liệu canvas không thấm nước giúp sản phẩm nhẹ và kín khí.

Năm 1930, Louis Vuitton giới thiệu chiếc túi xách Keepall. Hai năm sau, chiếc túi xách Noé ra đời, tiếp đó là kiểu túi xách Speedy.

Năm 1997, giám đốc nghệ thuật mới của Louis Vuitton, Marc Jacobs, cho ra đời bộ sưu tập thời trang may sẵn đầu tiên của công ty.

Giày Louis Vuitton Monte Carlo Mocassin

Năm 2001, dưới sự kết hợp của Stephen Sprouse và Marc Jacobs, Louis Vuitton cho ra đời dòng sản phẩm túi xách có chữ viết graffiti Louis Vuitton trên nền monogram, một số sản phẩm thậm chí không có họa tiết Monogram Canvas đặc trưng của LV. Cũng trong năm đó, Jacobs thiết kế chiếc vòng LV, mẫu nữ trang đầu tiên của Louis Vuitton.

Thắt Lưng Da Louis Vuitton Ceinture Lv Initiales 40 mm Reversible Size 95

Với vốn sống dồi dào, từng trải và đi nhiều, Louis Vuitton nhận thấy những chiếc rương Osilite của hãng H.J. Cave có thể chồng lên nhau dễ dàng. Năm 1848, ông đã phát triển những chiếc rương phẳng với chất liệu canvas không thấm nước giúp sản phẩm nhẹ và kín khí.

Năm 1930, Louis Vuitton giới thiệu các mẫu túi xách Louis Vuitton Keepall. Hai năm sau, chiếc túi xách Noé ra đời, tiếp đó là kiểu túi xách Speedy.

Năm 1997, giám đốc nghệ thuật mới của Louis Vuitton, Marc Jacobs, cho ra đời bộ sưu tập thời trang may sẵn đầu tiên của công ty.

Vòng Đeo Tay Louis Vuitton Crazy In Lock Bracelet

Năm 2001, dưới sự kết hợp của Stephen Sprouse và Marc Jacobs, Louis Vuitton cho ra đời dòng sản phẩm túi xách có chữ viết graffiti Louis Vuitton trên nền monogram, một số sản phẩm thậm chí không có họa tiết Monogram Canvas đặc trưng của LV. Cũng trong năm đó, Jacobs thiết kế các mẫu vòng trang sức LV, mẫu nữ trang đầu tiên của Louis Vuitton. Tiếp đó là lấn sang sản xuất các mẫu giày dép Louis Vuitton , đồng hồ đeo tay, cà vạt, kính mắt, thắt lưng Louis Vuitton, bút…

Bí quyết tạo nên sự thành công của Louis Vuitton

– Marketing đại chúng: Louis Vuitton đã ứng dụng các kỹ thuật Marketing đại chúng, ví như sự chứng nhận của các ngôi sao và chương trình tài trợ cho các sự kiện thể thao (thương hiệu này gắn liền với cuộc đua thuyền vô địch nước Mỹ).

– Sự kiểm soát: “Chúng tôi tự làm tất cả, từ sáng tạo cho đến thiết kế và sản xuất”, Tổng giám đốc điều hành Yves Carcelle nói với vẻ đầy tự hào.

– Tính danh vị: Louis Vuitton đã nỗ lực nhằm đạt được doanh số lớn hơn trong khi vẫn giữ vững hình ảnh cao cấp của mình. Vị thế của thương hiệu này đã được củng cố bởi chiến dịch quảng cáo được hoạch định một cách kỹ lưỡng trên những ấn bản dành cho khách hàng bàng quan, khó tính và bởi hệ thống phân phối có chọn lọc.

– Tính du lịch: Căn nguyên của thương hiệu này chính là từ du lịch. Thậm chí ngày nay, mối liên hệ giữa tính ngoại lai và sự thoát ly thực tế gắn liền với du lịch vẫn còn được thể hiện khá rõ ràng trong tính cách thương hiệu Louis Vuitton.


 

——————————————————-

Shop LouisKimmiStore

Website: https://louiskimmi.com

Hotline: 0786.712.888 – 0966 820 890

Fanpage : Louis Kimmi Store 

Địa chỉ:  29 –  Lê  Quý  Đôn – 𝗚𝗶𝗮 𝗖𝗮̂̉𝗺 – 𝗩𝗶𝗲̣̂𝘁 𝗧𝗿𝗶̀ -𝗣𝗵𝘂́ 𝗧𝗵𝗼̣.

 

LỊCH SỬ GUCCI: THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG MÊ HOẶC CÁC NGÔI SAO

Hãng đồ da danh tiếng của Ý đã trải qua những thay đổi như thế nào trong quá trình phát triển thành một thương hiệu toàn cầu? Hãy cùng Louis Kimmi Store  điểm lại những bước ngoặc lịch sử làm nên cái tên Gucci danh giá này nhé .

 

Gucci là hãng thời trang và đồ da nổi tiếng của Ý. Theo tạp chí BusinessWeek, hãng thời trang này thu được khoảng 4,2 tỷ euro trên toàn cầu vào năm 2008. Hãng xếp thứ 41 trong danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới do tạp chí bình chọn năm 2009. Tính đến năm 2009, Gucci có khoảng 278 cửa hàng trên toàn cầu. Tập đoàn Gucci hiện do Công ty Kering của Pháp sở hữu. Hãy cùng nhìn lại lịch sử Gucci suốt gần một thế kỷ qua.

Từ niềm đam mê đồ da…

Gucci do Guccio Gucci sáng lập tại Florence vào năm 1921. Chàng trai người Ý Guccio Gucci di cư sang Paris rồi đến London. Khi làm việc trong những khách sạn sang trọng, ông bị những chiếc va-li hàng hiệu chốn thành thị cuốn hút. Guccio trở về quê hương Florence. Nơi đó có nguồn vật liệu chất lượng cao và những người thợ thủ công khéo léo. Ông mở một cửa hàng bán đồ da với phong cách cổ điển vào năm 1920. Rồi Gucci ra đời.

Guccio Gucci. Nguồn: eyeinform.wordpress.com

Guccio Gucci. Nguồn: eyeinform.wordpress.com

Guccio Gucci có ba cậu con trai: Aldo Gucci, Vasco Gucci và Rodolfo Gucci. Cùng nhau, họ mở rộng kinh doanh. Những cửa hàng mới mọc lên ở Milan, Rome và Florence. Sản phẩm đặc trưng của Gucci là những chiếc túi xách, giày dép bằng da và các mặt hàng cao cấp bằng lụa và len dạ. Sản phẩm đều làm tay tinh xảo.

Trong suốt Thế chiến thứ hai, Gucci thường sản xuất túi xách bằng vải cotton thay vì bằng da. Thời chiến khó khăn, họ thiếu hụt nguyên liệu. Trong cái khó ló cái khôn. Loại túi xách này trở nên nổi bật nhờ dùng logo hai chữ G và những dải vải xanh đỏ. Sau thế chiến, huy hiệu của Gucci có hình cái khiên và hiệp sỹ mặc áo giáp sắt ở giữa một dải ruy-băng khắc tên công ty. Biểu tượng này trông khá giống với huy hiệu của thành phố Florence.

…đến thương hiệu toàn cầu

Aldo Gucci đứng trước cửa hàng Gucci ở Rome Store, 1950’s. Nguồn: Gucci

Aldo Gucci đứng trước cửa hàng Gucci ở Rome Store, 1950’s. Nguồn: Gucci

Năm 1953, Aldo và Rodolfo Gucci khuếch trương công ty mạnh hơn. Họ mở các văn phòng ở New York. Các ngôi sao điện ảnh và hành khách đến Ý trong những năm 1950 và 1960 đã mang hào quang của họ đến Florence. Họ cũng giúp các sản phẩm của Gucci được biết rộng rãi trên thế giới. Các ngôi sao điện ảnh xuất hiện với trang phục, phụ kiện, giày dép của Gucci trên các tạp chí phong cách sống khắp thế giới. Điều này càng giúp cho Gucci phát triển tên tuổi của mình trên toàn cầu.

Gucci nhập khẩu và xử lý da lợn, da dê và da các động vật lạ theo nhiều phương pháp khác nhau. Họ sử dụng chất liệu chống thấm và vải satin cho túi xách buổi tối. Năm 1947, Gucci đã sử dụng tre để làm quai túi xách. Đến năm 1960, những chiếc ví có dây đeo vai và trang trí khóa kim loại được giới thiệu rộng rãi. Giai đoạn 1964, khăn lụa hình bướm, hình hoa của Gucci rất được ưa chuộng. Sau đó, đồng hồ, nữ trang, cà-vạt và mắt kính lần lượt được thêm vào danh mục sản phẩm. Biểu tượng đặc biệt, hai chữ G lồng ngược vào nhau trên khóa thắt lưng và phụ kiệnđược dùng kể từ năm 1964.

Ursula Andress tại cửa hàng Gucci Rome 1960s. Nguồn: Gucci

Ursula Andress tại cửa hàng Gucci Rome 1960s. Nguồn: Gucci

Những bước ngoặt lớn

Trong suốt những năm 1970, Gucci làm ăn rất phát đạt. Đến thập niên 1980, tranh chấp nội bộ trong gia đình đã đẩy công ty đến bờ vực thảm họa. Maurizio, con trai của Rodolfo Gucci, tiếp quản công ty sau khi cha ông qua đời năm 1983. Ông sa thải người chú Aldo, đang phải ngồi tù vì tội trốn thuế. Tuy nhiên, Maurizio không mấy thành công trong vai trò chủ tịch. Ông buộc phải bán công ty cho Investcorp năm 1988. Tập đoàn đầu tư này có trụ sở tại Bahrain. Đến năm 1993, Maurizio bán luôn phần cổ phiếu còn lại của mình.

Bi kịch chưa dừng lại ở đó, Maurizio bị ám sát ở Milan năm 1995. Vợ ông, Patrizia Reggiani, bị kết tội thuê người ám sát chồng. Nhà đầu tư mới đề bạt Domenico De Sole, luât sư của gia đình Gucci, làm chủ tịch Gucci ở Mỹ năm 1994. Ông trở thành tổng giám đốc điều hành từ năm 1995.

Xây dựng lại thương hiệu

Năm 1989, Gucci mời Dawn Mello làm biên tập và thiết kế dòng quần áo may sẵn. Mục đích việc này nhằm cải tổ và lấy lại danh tiếng cho thương hiệu. Dawn Mello thấy rõ dù thương hiệu xuống cấp, nhưng giá trị của nó vẫn tiềm năng. Bà thuê Tom Ford làm nhà thiết kế cho dòng hàng may sẵn năm 1990. Sau đó, Tom Ford được cất nhắc lên làm giám đốc sáng tạo vào năm 1994.

Trước khi Dawn Mello trở lại vị trí chủ tịch Bergdorf Goodman, tập đoàn bán lẻ của Mỹ, bà dời trụ sở chính của Gucci. Thay vì đứng chân tại trung tâm kinh tế Milan, Gucci quay về Florence, nơi bắt nguồn những truyền thống thủ công. Cùng với Tom Ford, bà cũng cắt giảm các mặt hàng của Gucci từ 20.000 xuống còn 5.000 sản phẩm.

Thiết kế của Tom Ford cho Gucci 1998

Thiết kế của Tom Ford cho Gucci 1998

Trở lại thời kỳ vàng son

Năm 1997, Gucci có 76 cửa hàng trên toàn thế giới cùng với rất nhiều hợp đồng cấp phép chính thức. Ford cùng với De Sole đưa ra những quyết định tài chính quan trọng. Tập đoàn Gucci mua lại Yves Saint Laurent Rive Gauche, Bottega Veneta, Boucheron, Sergio Rossi và là đồng sở hữu Stella McCartney, Alexander McQueen và Balenciaga.

Tháng 3–2004, Gucci thông báo thay thế Tom Ford bằng một những nhà thiết kế trẻ. Họ là thành viên đội ngũ thiết kế của công ty.

Năm 2005, Frida Giannini được đề bạt làm giám đốc sáng tạo cho dòng sản phẩm thời trang may sẵn của nữ và dòng phụ kiện. Một năm sau, bà nắm luôn dòng thời trang may sẵn cho nam. Và bà trở thành giám đốc sáng tạo của thương hiệu Gucci.

>>> Xem thêm: VÌ SAO TOM FORD LÀ “VẾT NHƠ” TRONG LỊCH SỬ THỜI TRANG GUCCI

Frida Giannini và nữ diễn viên Trung Quốc Lý Băng Băng

Frida Giannini và nữ diễn viên Trung Quốc Lý Băng Băng

Kỷ lục 

Năm 1998, sách Kỷ lục Guinness thế giới đã lưu tên chiếc quần jeans đắt nhất thế giới của Gucci. Quần mang tên Genius Jeans. Nó được cà cho bạc màu và làm rách, đính hạt cườm trang trí của châu Phi. Giá quần là 3.134 đô-la Mỹ, khoảng 74 triệu đồng, tại Milan. Sau đó, kỷ lục này bị Levi Strauss & Co. phá vỡ vào tháng 6–2005. Chiếc quần jeans 501 có tuổi đời 115 năm của hãng được một nhà sưu tập người Nhật mua. Giá 60.000 đô-la Mỹ (khoảng 1,2 tỷ đồng).

Những vụ kiện vi phạm bản quyền

Tháng 6–2012 Gucci thắng trong vụ kiện bản quyền với Guess. Hãng được đền bù thiệt hại là 4,7 triệu đô-la Mỹ, khoảng 110 tỷ đồng.

Ngày 16–10–2013, Gucci lại tiếp tục thắng vụ kiện khác tại tòa án liên bang Mỹ ở Fort Lauderdale, Florida. Đây là vụ kiện giả nhãn hiệu và chiếm dụng tên miền đối với hàng loạt các website kinh doanh trực tuyến. Gucci giành được lệnh cấm vĩnh viễn 155 tên miền sử dụng cho buôn bán hàng giả. Hãng cũng được đền bù 144,2 triệu đô-la Mỹ, khoảng 3.400 tỷ đồng, bao gồm lãi suất.

Ngày 5–11–2013, Cục Sở hữu Trí tuệ của vương quốc Anh đưa ra một quyết định bất lợi cho Gucci. Hậu quả, hãng mất quyền sở hữu độc quyền thương hiệu GG tại Anh. Tuy nhiên theo Gucci, quyết định này không ảnh hưởng đến việc sử dụng logo GG tại Anh. Tập đoàn sở hữu nhiều sản phẩm có đăng ký hợp lệ đối với nhãn hiệu này.

Ngày 6–11–2013, Gucci giành phần thắng trong vụ kiện Guess tại Tòa án Nhân dân Trung cấp Nam Kinh của Trung Quốc. Gucci cáo buộc Guess đã bắt chước các bộ sưu tập và hình ảnh của họ. Đây là hành động vi phạm bản quyền thương hiệu và cạnh tranh không công bằng.

Gucci là một trong những thương hiệu phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái nhiều nhất trên thế giới vào đầu những năm 2000.

Logo hai chữ G

Năm 1933, Aldo Gucci, một trong ba người con trai của Guccio Gucci, đã thiết kế logo cho thương hiệu. Logo gồm hai chữ G, chữ cái đầu trong tên của Guccio Gucci. Logo này được xem là logo đáng nhớ và ấn tượng nhất trong làng thời trang. Ngày nay, Gucci vẫn là biểu tượng của sự xa hoa, phong cách và thời trang.

 

VÌ SAO TOM FORD LÀ “VẾT NHƠ” TRONG LỊCH SỬ THỜI TRANG GUCCI?

Dù đã giúp Gucci gầy dựng lại vinh quang trong thập niên 1990-2000, nhưng Tom Ford có một mối liên can rất phức tạp với Gucci

Tom Ford chào tạm biệt khán giả trong buổi diễn cuối cùng tại Gucci. Ảnh: Patrick Hertzog/AFP/Getty Images

Nếu từng đọc qua lịch sử thời trang Gucci, bạn sẽ biết nhà mốt này từng suy sụp vào thập niên 1980.

Sự tranh chấp nội bộ gia đình Gucci đã đẩy thương hiệu đến bờ vực phá sản. Những người con trai của nhà sáng lập Guccio Gucci, Aldo và Rodolfo Gucci, thành công trong việc đẩy mạnh doanh thu của thương hiệu; nhưng họ không thành công trong việc tìm đến người kế thừa xuất sắc. Con trai của Rodolfo Guci, Maurizio Gucci, rất cố gắng để đẩy mạnh doanh thu, nhưng ông không phải là người am hiểu thị trường thời trang. Về sau, ông bị vợ ám sát. Dẫn đến tình hình bất ổn trầm trọng tại Gucci.

Luật sư lâu năm của nhà mốt, ông Domenico De Sole, phải trở thành chủ tịch. Ông hiểu rằng Gucci đã mất đi sự hấp dẫn của một thương hiệu. Để trở nên phát đạt trở lại, Gucci cần phải thoát khỏi hình tượng hiện tại.

Năm 1994, ông phát hiện ra tài năng 32 tuổi đến từ Texas, Tom Ford.

Nhà thiết kế Tom Ford và chủ tịch bấy giờ của Gucci, Domenico De Sole, bắt tay tại show diễn cuối của Tom Ford tại Gucci năm 2004. Ảnh: Stephane Feugere/WWD

Vực dậy Gucci

Chủ tịch Gucci Domenico De Sole đã cho phép Tom Ford được thoải mái sáng tạo, thậm chí có phần điên rồ.

Năm 1994, lúc Tom Ford ra mắt bộ sưu tập đầu tay dưới cương vị giám đốc sáng tạo, Gucci phải mời mọc đủ kiểu để cánh phóng viên tham dự show diễn.

Năm 1995, không cần mời, cánh nhà báo cũng đổ xô xin được vào xem show.

Chỉ trong một năm được bổ nhiệm, Tom Ford đã tạo được ma lực cho Gucci, một lần nữa. Làm sao? Bằng những hình ảnh gợi cảm quá mức cho phép. Những chiếc váy trắng ôm sát người, cắt cut-out táo bạo ngay gần vùng kín, mùa Ready-to-wear 1996. Những bộ vest ôm sát người, tôn đường cong ma mị. Nhiều trang phục khiến giới mộ điệu phải e thẹn khi ngắm nhìn.

Những chiếc váy trắng cut out táo bạo Tom Ford thiết kế cho BST Gucci Thu Đông 2016

Những chiếc váy trắng cut out táo bạo Tom Ford thiết kế cho BST Gucci Thu Đông 2016

Gucci trở nên đồng nghĩa với sexy.

Trên sàn catwalk, trong hình ảnh quảng cáo; sự gợi dục và gợi cảm tỏa hương mãnh liệt. Cùng với Carine Roitfeld và Mario Testino, Tom Ford đã làm nên những chiến dịch quảng cáo không tưởng. Khiến ông về sau này được biệt danh là “Ông hoàng sex”, kẻ bán sự gợi cảm trong thời trang.

Cho dù sự gợi cảm này bị lên án mãnh liệt, nó rất hiệu quả. Doanh thu của Gucci một lần nữa lại tăng trưởng vượt bậc. Cánh báo chí luôn tìm cách săn những thông tin mới nhất về Gucci, vì người đọc cũng rất tò mò về thương hiệu. Vị trí của Tom Ford tại Gucci tưởng như không thể lung lay.

Những bức ảnh quảng cáo nổi loạn mà Tom Ford thực hiện cho Gucci

Bức ảnh quảng cáo nổi loạn mà Tom Ford thực hiện cho Gucci năm 2004, nay được công nhật là một trong những chiến dịch kinh điển nhất của lịch sử thời trang

>>> Xem thêm: NHỮNG CÚ HÍCH GÂY SỐC GIỚI THỜI TRANG CỦA TOM FORD

Sự chia tay đột ngột

Không ai có thể ngờ Tom Ford sẽ rời khỏi Gucci. Ông hơn cả một giám đốc sáng tạo. Có tin đồn rằng Tom Ford được đề nghị trở thành CEO của thương hiệu vào năm 2006. Nhưng ông đã rời Gucci năm 2004, sau cuộc cãi cọ lớn với nhà đầu tư lớn nhất của Gucci lúc bấy giờ: PPR (sau này là tập đoàn Kering).

Chúng ta hẳn sẽ nghĩ tập đoàn PPR phải rất hài lòng với Gucci lúc ấy. Nếu không, PPR hẳn đã không đánh nhau kịch liệt với tập đoàn LVMH để mua lại cổ phiếu Gucci. Năm 1999, tập đoàn LVMH ngấp nghé muốn thâu tóm Gucci. Tuy nhiên, Domenico De Sole lại không thích thái độ của tập đoàn LVMH nên đã mời PPR hùn vốn. Tranh chấp giữa hai tập đoàn lớn chỉ được giải quyết hai năm sau đó, vào 2001.

Quay lại câu chuyện chia tay giữa Tom Ford và Gucci.

Nó là một cuộc chiến chẳng mấy đẹp đẽ. Tập đoàn PPR không hài lòng với phong cách Gucci dưới thời Tom Ford. Quá gây sốc. Còn Tom Ford thì cho rằng PPR can thiệp quá nhiều vào vấn đề thiết kế, trong khi tập đoàn nên tập trung vào các dự án đầu tư và kinh doanh hơn. Truyền thông liên tục đăng bài đầy rẫy những sự bôi bác từ cả hai bên.

Về sau này, Tom Ford cảm thán: “Lúc đó tiền bạc đâu quan trọng. Quan trọng là ai được nắm quyền, thế thôi.”

Năm 2004, Tom Ford rời khỏi nhà mốt. Frida Giannini, người thay thế Tom Ford, lèo lái Gucci về với phong cách vintage. Đẹp nhưng nhạt nhẽo và không có một phong cách cốt lõi. Gucci một lần nữa chới với trong việc tìm ra một giám đốc sáng tạo có sức ảnh hưởng như Tom Ford.

Cho đến khi Alessandro Michele được bổ nhiệm, năm 2015.

Các bộ sưu tập của Frida Giannini đẹp nhưng rời rạc. Không có sự liền mạch giữa các mùa thời trang. Gucci một lần nữa trở nên "loạn" trong con mắt giới thời trang.

Các bộ sưu tập của Frida Giannini đẹp nhưng rời rạc. Không có sự liền mạch giữa các mùa thời trang. Gucci một lần nữa trở nên “loạn” trong con mắt giới thời trang.

>>> Xem thêm: ALESSANDRO MICHELE CHÍNH THỨC TRỞ THÀNH GIÁM ĐỐC SÁNG TẠO MỚI CỦA GUCCI

Sự xoa dịu từ Alessandro Michele

Năm 2011, bảo tàng Gucci mở cửa ở Florence, Ý. Khi bước vào, giới hâm mộ Gucci có thể thấy ngay rằng nhà mốt vẫn còn tức giận hành động của Tom Ford. Cụ thể là: trong khi bảo tàng nhiều tầng trưng bày rất nhiều vật phẩm từ thời xa xưa của Guccio Gucci; cho đến những trang phục thảm đỏ mà Frida Giannini thiết kế. Nhưng, tất cả những sản phẩm từ Tom Ford đều bị bỏ qua.

Khi mới mở cửa, bảo tàng Gucci Museo hoàn toàn bỏ qua sự cống hiến của Tom Ford

Mãi đến năm 2016, hơn một năm sau khi Alessandro Michele được bổ nhiệm, thì bảo tàng mới xuất hiện những thiết kế từ Tom Ford. Chúng được tự tay chọn lọc bởi giám đốc sáng tạo mới. Những chiếc váy trắng cut out, lông thú đa sắc và những bản in của chiến dịch thời trang dưới thời Tom Ford.

Alessandro Michele đã dành ra 2 căn phòng tại bảo tàng để trân trọng Tom Ford, sau năm 2016

Có thể hiểu vì sao Alessandro Michele luôn có một sự ngưỡng mộ dành tặng cho đàn anh. Chính Tom Ford là người đã tận tay tuyển dụng, chỉ bảo cho anh những ngày đầu vào làm việc tại Gucci. Tuy có một tầm nhìn khác với Tom Ford, như Alessandro Michele vẫn giữ được cái chất điên mà Tom Ford đã mang lại cho Gucci ngày ấy.

Trong tiếng lóng ngành thời trang, việc vực dậy một thương hiệu từng có tiếng tăm đã rơi vào dĩ vãng, được gọi là “doing a Gucci” (tạm dịch: tạo cú ngoặt như Gucci).

Có thể nói rằng, nếu như không có Tom Ford vực dậy Gucci thời thập niên 1990, hẳn sẽ không có Gucci của ngày nay. Ngoài ra, Tom Ford còn là minh chứng cho việc các giám đốc sáng tạo không chỉ nên giấu kín mình sau bàn làm việc; có thể trở thành một bộ mặt quảng cáo cho thương hiệu; quan trọng không kém gì những minh tinh trên ảnh quảng cáo.

CẶP DA PHỤC VỤ ĐẠI HỘI ĐẢNG , HỘI NGHỊ 2020 -2025

Chào bạn, có phải bạn đang muốn tìm MẪU CẶP DA PHỤC VỤ ĐẠI HỘI ĐẢNG , HỘI NGHỊ  tại  Việt Trì , hoặc Hà Nội  đảm bảo dịch vụ tốt và tận tình hơn nữa giá cả hợp lý , đủ size , chất liệu da tốt bên bỉ  và đặc biệt giúp bạn thêm tự tin , sang trọng , phù hợp với nội dung phục vụ công việc ! 

Thì bạn đã tìm đúng địa chỉ rồi đó ạ ! 

Hãy cùng tham khảo các thông tin về các mâu cặp da phục vụ ĐẠI HỘI ĐẢNG – HỘI NGHỊ 2020 – 2025

1. LOUIS KIMMI  gửi tới quý khách hàng hơn 100 mẫu cặp da sẵn có tại cửa hàng:

– Màu sắc: Đen, xám, nâu bò, nâu đậm,…

– Khoảng giá: Từ 400.000Đ-600.000Đ, 600.000Đ-800.000Đ, từ 800.000 trở lên

– Kiểu dáng: Cặp da, túi da, ….

– Hãng sản xuât: Sapolney, Prada,Fsd , P.KUONE,...GUCCI , PRADA, LOUIS VUITTON

> Link sản phẩm cặp da:  http://bit.ly/2Ddcsq2

 

cap-da-dai-bieu-hoi-nghi

 

2. Những ưu đãi đặc biệt khi mua hàng cặp da  tại Louis Kimmi Store 

In ấn logo theo yêu cầu của khác

– Công nghệ in logo hoặc ép chìm logo bền đẹp, sắc nét

– Số lượng càng lớn giá thành càng rẻ

– Có hóa đơn chứng từ đầy đủ

– Thời gian cung cấp chính xác, đúng hẹn

 

noi-ban-cap-da-nam-dep-o-viet-tri

3. Thông tin khoảng Giá của các mẫu  CẶP DA

Shop Louis Kimmi chúng tôi  nhập hàng từ tận xưởng , nên chúng tôi cam kết gia hợp lý nhất.
Chúng tôi không bán giá rẻ , mà cam kết giá hợp lý.

Vì sao?

Vì hàng nào của ấy

Hàng tốt thì không thể rẻ

Dĩ nhiên , Shop cũng không thể bán giá cao , vì điều đó ảnh hưởng không tốt đến Quý khách hàng.

 

mua-cap-da-o-viet-tri

3. Thông tin liên hệ 

– Xem hàng trực tiếp tại cửa hàng 

Quý khách hàng hàng có thể liên lạc với chúng tối qua các kênh :

1- Website : https://vidatuixachlouiskimmi.com/

2- Fanpage https://www.facebook.com/LouisKimMi.t…

3- Zalo 0329.592.686 (đồ nam) – 0866.729.699 (đồ nữ)

4- Youtube http://bit.ly/2KINdjE

5- instagram https://www.instagram.com/louiskimmis…

cap-da-viet-tri-in-an-logo cap-da-hoi-nghi-dang cap-da-hoi-nghi cap-da-dai-bieu-hoi-nghi

 

4- Ship hàng nhanh

Thời gian giao hàng   cực nhanh:

Nội thành hà nội thanh toán trước.
Giao trong 1 buổi thanh toán trước.
Giao từ 1-2 ngày nếu nhận hàng thanh toán (COD)

Toàn Quốc:
Giao hàng hỏa tốc 1-3 ngày nếu thanh toán trước
Giao hàng từ 2-5 ngày nếu nhận hàng thanh toán (COD)

 

CLutch-Ví da cầm tay nam cao cấp Goden Polo -LKM59

Bạn có thể xem thêm nhiều mẫu  CẶP DA NAM , CẶP DA CÔNG SỞ CAO CẤP TẠI ĐÂY

 

👇XEM Toàn bộ các sản phẩm của Louis Kimmi Store tại đây👇

 Website: : https://louiskimmi.com/
 Website: : https://vidatuixachlouiskimmi.com/
 Phụ kiện mới : http://bit.ly/2EXP5Sk
 Website: : https://vidatuixachlouiskimmi.com/
 Cặp Da: : http://bit.ly/2Ddcsq2
 Ví Da nam : https://bit.ly/2RaU1qz
 Ví Da nữ : https://bit.ly/2RI6uao
 Túi xách nữ :https://bit.ly/2Dwwtcc
 Balo nam : https://bit.ly/2EPYdI7
 Balo nữ : https://bit.ly/2SE79cS
 Giày dép : https://bit.ly/31XVKVN
 Dây lưng : https://bit.ly/2B0Sz5b
 Quần áo : https://bit.ly/2Wr8NOv
 Đồng hồ : https://bit.ly/2lKpaag

⚜️Mọi chi tiết xin vui lòng xem tại:

🌐Website : http://louiskimmi.com/

🌐Website : http://louiskimmi.vn/
🇫Fanpage: http://bit.ly/36ppNs2
📷Youtube: https://bit.ly/36enVmR

🎯 Add: Số 29 – Lê Quý Đôn – Gia cẩm – Việt Trì

☎️HOTLINE : 0966.820.890 – 0972.122.589

 

Không những vậy, Louis Kimmi Store  còn hỗ trợ ship hàng miễn phí, đổi trả và đến tận cửa hàng xem sản phẩm nếu thích. Vậy quý khách còn ngần ngại gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0966.820.890 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

 

 

 

Đổi Trả Miễn Phí

-Đổi trả miễn phí nếu phát hiện có lỗi từ nhà sản xuất ,1 đổi 1 trong vòng 7 ngày .

Đảm Bảo Hoàn Lại Tiền

Hoàn lại tiền nếu sản phẩm lỗi do nhà sản xuất. Hoàn lại tiền nếu sản phẩm không đúng như miêu tả.

Miễn Phí Vận Chuyển

- Miễn phí vận chuyển cho các đơn hàng từ 500K - Hỗ trợ Ship COD Toàn Quốc ( hỗ trợ 20,000đ ) - Thời gian giao hàng từ 3-5 ngày.